Câu hỏi: Mua hàng CIF và FOB, chi tiết cách mua bán, giá cả, cái nào lợi hơn?
Trả lời:Giá CIF chínhlà giá tại cửa khẩu của bên nhập (giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên nhập
CIF là viết tắt Cost, Insuance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) là điều kiện giao hàng tại cảng đến: Trong hợp đồng mua bán quốc tế nó thường được viết liền với 1 tên cảng biển nào đó, chẳng hạn:CIF Hồ Chí Minh.
Giá CIF = Giá FOB + F(Cước vận chuyển) + I (bảo hiểm) + lãi dự toán
Với điều kiện này, người bán hàng đưa hàng từ kho ra cảng, thủ tục hải quan hàng xuất và chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.
Tuy nhiên với điều kiện giá CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng đi chứ không phải ở cảng đến. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ chứng thư bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ xuất khẩu. Và trên trách nhiệm thì người bán chỉ trả chi phí mua bảo hiểm, còn người mua mới là người thụ hưởng và người đứng tên trên bảo hiểm là người đucợ thụ hưởng. Như vậy, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển thì người mua phải đứng ra làm việc với bảo hiểm chứ không phải là người bán nữa. Ngoài ra, nếu có vấn đề bất trắc xảy ra thì bên mua phải tự làm việc với bảo hiểm sở tại.
Giá FOB là Free On Board có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại nơi cảng đi
Khi hàng đã lên tàu nghĩa là người bán hết trách nhiệm
Trong điều kiện FOB thì người bán chỉ việc vận chuyển hàng từ kho của mình ra cảng và làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu. Còn việc thuê tàu thì so bên người mua chịu trách nhiệm.
Thông qua ý nghĩa của giá FOB và giá CIF như vậy tôi nghĩ nếu chúng ta mua hàng để có lợi thì nên áp dụng mua FOB bán CIF thì sẽ hay hơn, vì với điều kiện tính theo giá FOB thì mọi chi phí về vận chuyển thuê tàu thì bên mua là chúng ta sẽ chịu nhưng sẽ tạo điều kiện cho ngành vận tải trong nước được tận dụng và phát triển hơn.