NTL VIETNAM LOGISTICS AND SERVICES TRADING CO., LTD
  → 
 › 

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Lượt xem: 554

Câu hỏi:
Công ty tôi muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thành phẩm về dưới dạng 10kg/túi sau đó muốn đóng gói lại cũng bao bì như thế nhưng quy cách là 0.5kg và 1kg thì có cần điều kiện gì để được gia công lại không? kho có cần yêu cầu gì không, khi bán ra thị trường có cần yêu cầu gì không? 

Trả lời:

- Căn cứ điều 9 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định:

“Điều 9. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản

Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ:

1. Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng Phần.

3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

5. Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này.

8. Giết, mổ động vật...”.

Lưu ý công ty, căn cứ điều 15 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá quy định:

“Điều 15. Xuất xứ hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.”.

Như vậy, trường hợp gia công đơn giản ngoài việc không đủ các điều kiện về hàm lượng xuất xứ để xác định xuất xứ hàng hoá hàng xuất khẩu. Riêng hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu mà còn phải thực hiện đúng quy định về cách ghi xuất xứ sản phẩm theo điều 15 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như trên.

Để thực hiện việc gia công giản đơn phải có ký kết hợp đồng gia công theo Luật Thương mái. Khi đó, chính sách thuế thực hiện theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ

Typical customers

Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ