NTL VIETNAM LOGISTICS AND SERVICES TRADING CO., LTD
  → 
 › 

Xuất nhập khẩu găng tay y tế

Lượt xem: 576

Câu hỏi:
Công ty là Công ty Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng trang thiết bị y tế, trong đó có găng tay cao su. Công ty chúng tôi đang tiến hành nhập khẩu dây chuyền máy móc về phục vụ sản xuất găng tay y tế tại nhà máy nêu trên. Bên cạnh đó, chúng tôi có đặt hàng gia công găng tay từ các nhà máy tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia,…theo tiêu chuẩn riêng của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi thực hiện nhập khẩu bán thành phẩm về Việt Nam và hoàn thiện nốt những bước còn lại như kiểm tra chất lượng, số lượng, khử khuẩn, phân loại và đóng gói thương hiệu của chúng tôi trước khi xuất khẩu đi nước khác. Nguồn gốc hàng hóa là từ các nước chúng tôi đặt gia công thể hiện rõ trên bao bì hàng hóa. Nay chúng tôi làm công văn này kính xin Quý cơ quan tư vấn, hướng dẫn cho chúng tôi hình thức và quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu phù hợp, đúng pháp luật và các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước cũng như các quyền lợi mà công ty chúng tôi được hưởng

Trả lời:

1. Về thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để đặt gia công và nhập khẩu thành phẩm:

- Căn cứ Điều 67 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để đặt gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công:

“Điều 67. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để đặt gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công

1. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư

a) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công;

b) Hồ sơ hải quan thực hiện như hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp thêm chứng từ sau đây:

…c) Trường hợp gia công chuyển tiếp ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không phải làm thủ tục gia công chuyển tiếp với cơ quan hải quan

2. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài

a) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công;

b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này…”

Căn cứ quy định nêu trên thì thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên liệu vật tư và sản phẩm gia công, đề nghị công ty tham khảo điều 16 và điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 và khoản 1 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện.

2. Về chính sách thuế XNK:

Căn cứ điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

Điều 11. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:

a) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.

Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu

b) Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng để mua bán, trao đi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;

c) Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;

d) Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu.

3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan các thông tin về số, ngày hợp đồng gia công; số, ngày văn bản đã thông báo cho cơ quan hải quan về sản phẩm xuất khẩu có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm.

Theo quy định trên, công ty được miễn thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để gia công ở nước ngoài tương ứng với sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam. Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu.

3. Về xuất xứ đối với sản phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu:

- Căn cứ Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

“-Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc

-Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này…”

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ và được khai báo xuất xứ Việt Nam trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi quy định kể trên.

Trường hợp của Công ty như trình bày sẽ nhập khẩu bán thành phẩm sau khi đặt gia công tại nước ngoài, sau đó chỉ thực hiện các bước kiểm tra chất lượng, khử khuẩn, phân loại và đóng gói,…Do đó, hàng hoá chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản theo Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng điều kiện khai báo cũng như thể hiện xuất xứ Việt Nam.

Typical customers

Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ