sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quỵ định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN.
nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2018.
quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
Áp dụng thí điểm quán lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại biển, càng hàng không dân dụng quốc tế
Ngày 18/7/2018, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” nhằm thông tin rộng rãi về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020. Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chủ trì buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí.
Theo Tổng cục Hải quan sau 1/2 chặng đường của năm 2018, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã gần đạt mức trị giá xuất nhập khẩu của cả năm 2012. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng/2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% và nhập khẩu đạt 110,83 tỷ USD, tăng 9,6%.
Nhằm thông tin rộng rãi về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, ngày 3.6, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do gồm Hiệp định Việt Nam-EU, Việt Nam-Bốn nước Bắc Âu (EFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, hiệp định TPP và Việt Nam-EU là hai hiệp định sẽ có tác động kinh tế lớn.
Chính thức khởi động tại Hà Nội vào tháng 3-2013, sau hơn 2 năm đàm phán và hoàn tất các thủ tục, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu vừa được ký kết, mở ra cơ hội lớn cho các bên liên quan. Theo đó, 90% dòng thuế và 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của các bên sẽ được mở cửa và tự do hóa. Ước tính, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên sẽ tăng từ 4 tỷ USD (năm 2014) lên mức 10-12 tỷ USD vào năm 2020.